Chào mừng quý khách đến với website Dòng Họ Lê Quý !
     
 
   Tỷ giá
 
Tiểu sử, thân thế sự nghiệp Thái bảo - Hà Quận Công - Tiến sỹ Lê Trọng Thứ (1693-1783)
(Cập nhật ngày: 14/03/15 10:53 PM)
 BBT - Còn 2 ngày nữa là đến ngày giố Đức Thủy tổ Hà Quân Công Thái Bảo, Tiến sĩ Lê Trọng Thứ; TTĐT Dòng Họ xin đăng lại bài viết của ông Lê Quý Văn, Chi Thái Bình về thân thế, sự nghiệp của Đức Thủy Tổ. 
 
 

Lê Trọng Thứ lúc còn nhỏ tên là Lê Phú Thứ, hay Lê Quý Thứ, hiệu Trúc Am Lê Văn Chinh tiên sinh, tên Thụy vua ban là Lê Trung Hiến. Lê Trọng Thứ đỗ Tiến sĩ năm Giáp Thìn (1724), niên hiệu Bảo Thái thứ 5 Lê Ý Tông.

 

 Tượng Hà Quận Công Thái Bảo tại Đình làng Khả Duy, Duy Tiên

Theo Gia phả của dòng họ để lại thì Tổ tiên dòng họ Lê Quý vốn là họ Lý thời Lê DỤ Tông ở Huyện Đông Ngàn, chấn Kinh Bắc (nay là Đình Bảng - huyện Tiên Sơn - tỉnh Bắc Ninh). Gia phả có ghi lại rằng: Một gia đình họ Lý thời đó, gặp nạn chu diệt, còn sống sốt một con trai 6 tuổi, được một Phụ công đem trốn thoát, chạy đến Vị Xuyên - chấn Sơn Nam (nay là huyện Thái Thụy - tỉnh Thái Bình), sau đến ngụ cư ở làng Phú Hiếu – Diên Hà – Thái Bình (nay là thôn Đồng Phú – xã Độc Lập- huyện Hưng Hà - tỉnh Thái Bình) và được gia đình cụ Dưỡng (tên hiệu Trực Tính) hiếm con, người họ Lê, nghề nghiệp làm ruộng nhận làm con nuôi. Người con trai nhỏ 6 tuổi vốn dòng họ Lý, đổi thành họ Lê từ đó (sau này n gười con trai nhỏ 6 tuôiủ đó trở thành cụ Thủy tổ của dòng họ Lê Quý). Sau khi Cụ Dưỡng nhận con nuôi, cụ Bà sinh thêm được hai cụ ông và đặt tên là Trực Kính và Trực Thái.

 

.. Nhớ từ thuở Lê Trung Hưng trước,

Diên Hà ta cụ Dưỡng nghiệp nông.

Ra đồng gặp một Phụ công,

Mang người con trẻ vốn dòng Đế Vương.

 

Rằng họ Lý quý hương Đình Bảng,

Sau dời về mẫu quán Vị Dương,

Cải Bùi cũng vẫn như thường.

Nạn nhân tỵ nạn qua đường ta đây…

(Trích Phả huấn của cụ Kép Sơn)

Cụ Thủy tổ - tự Phúc Thiện công lấy cụ bà họ Đào, và sinh được 8 người con (3 gái, 5 trai). Năm người con trai của cụ Thủy Tổ là các cụ Phúc Lương, cụ Phúc Ân, cụ Phúc Điền và Cụ Phúc Lý (người con trai cả của cụ chết khi còn trẻ)

….. Bà cụ Thủy họ Đào, hàng xã,

Lúc hồi môn, sự đã giai thành

Sinh ra giai, gái tám ngành

Chẳng hiền sao được non xanh rõ ràng…

(Trích Phả huấn của cụ Kép Sơn)

Theo các sách Duyên hà phả ký, Việt Nam Thông giám liệt truyện đăng khoa và lịch Đại Thánh hiền phổ thì cụ Phúc Lý, thân sinh ra cụ Lê Trọng Thứ là nhà nghèo, nhưng chăm chỉ học hành, có hoài bão lớn, thi đỗ Sinh đồ (tú tài), làm nghề dậy học. Cụ Phúc Lý là con trai út cụ Thủy Tổ, lấy cụ bà họ Phạm con một ông Quan, người thôn Long Nãi- xã Độc Lập - huyện Hưng Hà - tỉnh Thái Bình. Cụ Phúc Lý có 3 người con gái và 2 người con trai. Hai người con trai của Cụ Phúc Lý là cụ Phúc Minh (Hiệu Phúc Minh công) và cụ Lê Trọng Thứ.

…Bà cụ Phạm con quan tướng Nái,

 Thấy cụ Nhì kính ái cho không.
 
 Hai trai ba gái thong dong,
 
 Thực là có tiếng ở trong vùng này…
 
 (Trích phả huấn của cụ Kép Sơn)


Theo truyền thuyết, một hôm cụ Phúc Lý đi dậy học về tới nhà, người mệt mỏi, nằm ngủ thiếp đi. Trong giấc mộng, được Thần báo mộng là ở một làng nọ có ngôi đất lớn, huyệt kết, "Người giả dạng làm người hành khuất đến đó tìm rồi mang mả Tổ đến đó mà táng thì sau này con cháu sẽ phát to". Khi tỉnh dậy, thì Trời đã sáng, Người nghĩ " Thần đã báo mộng thế thì phải đi ngay".

Cụ Phúc Lý cải trang thành người hành khất, theo lời Thần mách bảo tìm đến ngôi đất lớn. Đúng như điều Thần mách bảo, ngôi đất lớn đó đã có nhiều thầy địa lý qua lại xem xét, nhưng không ai dám để mả. Đã có người mang mả đến táng nhưng Thánh không cho, khiến dân làng bị động nên phải dời đi ngay, các vị Thần linh bảo nhau: "Chúng ta có nhiệm vụ canh giữ đất này để nó liều chết tại đây thì sẽ có tội với Thiên ĐÌnh: Nói đoạn, một vị Thần linh sờ tay vào, người đó sợ quá vùng chạy. Từ đó không ai dám liều đến đó nữa.

Một hôm người Hương Trưởng nằm mộng thấy Thần mách bảo : "Ngôi đất này là để giành cho một người họ Lê ở Diên Hà. Các ngươi phải trông nôm giữ gìn cẩn thận, nếu không dân làng sẽ bị tai họa lớn". Từ đó các chức sắc trong làng trông giữ cẩn thận, không có ai đến táng mả ở đó.

Một hôm có một ông lão ăn mày đến làng. Các chức sắc trong làng hỏi lão người đâu? Lão ăn mày đáp: "Lão người họ Lê, quê quán Diên Hà". Lập tức dân làng nói với người ăn mày rằng: "Nơi đây có ngôi thứ đất phát, Thần linh bảo để giành cho người họ Lê, vậy lão hãy mau về đem mả Tổ đến mà táng". Cụ Phúc Lý mừng rỡ trở về nhà mang hài cốt cụ Thủy ông và hài cốt cụ Thủy Bà đến táng tại khu đất phát hần linh đã mách bảo. Mộ táng xong, năm sau cụ bà Phúc Lý sinh ra cụ Lê Trọng Thứ.

…. Cụ Nhị thế kể giai là rốt.

Mà tầm Long lại một những tài

Lo toann về việc Tiên hài

Tự tân, Nội Lãng để hai ngôi liền…

( Trích Phả huấn của cụ Kép Sơn)

Cụ Lê Trọng Thứ có tất cả 20 người con (8 trai, 12 gái)

- 8 người con trai là:

12 người con gái là:

Lấy ông Hà Huy Tước - Tiến sĩ – Phú an – Thư Trí – Thái Bình

Lấy ông Hoàng Nghĩa Phúc – Phong Tước hầu - Trấn thủ Hưng Hóa

Lấy ông Lý Trần Dự - Tiến sĩ – Vân Anh – Tèư Liêm – Hà Nội

Lấy vua Lê Ý Tông (1735-1740), khong có con, sau về tu ở chùa Thiên Mụ

Lấy ông Tạ Nho Sinh - Hội Khê - Thượng bộ

Lấy ông Trần Chí Sự -Ann Liêm xã

Lấy ông Hoàng Quận Công – Hoàng Vẫnã

Lấy ôngLý Đại Vương –Lê xá ã

Lấy ông Hoàng Tạo Sỹ - Hoàng Vẫnã

Chết lúc còn nhỏ

Chết lúc còn nhỏ

Chết lúc còn nhỏ

… Lại giai, gái thờ Trời hai chục,

Giai làm quan, gái lấy chồng sang,

Tám giai, năm thực hiển vinh.

Khôi khoa lẫm liệt thời quan bảng đầu…

(Trích Phả huấn của cụ Kép Sơn)

Năm Tân Mão (1711), Lê Trọng Thứ 18 tuổi thi đỗ Sinh đồ.

Năm Nhâm Thìn (1712), cụ Phú Lý mất, Lê Trọng Thứ sống nhờ vào gia đình nhà vợ cho đến năm Mậu Tuất (1718) và có được 9 người con (3 trai và 6 gái). Do đối xử tàn tệ, thiếu văn hóa của gia đình nhà vợ và vợ, Lê Trọng Thứ bỏ nhà ra đi tìm cuộc sống và tìm Thầy để tiếp tục học tập. Lê Trọng Thứ tìm đến Thầy Nghè Hoàng Công Trí, người làng Thổ Hoàng – xã Thổ Hoàng - huyện Ân Thi - tỉnh Hưng Yên để xin được vào làm lao công và mong có cơ hội để học hành. Cụ Nghè Hoàng Công Trí, sinh năm Tân Tỵ (1641), đỗ tiến sỹ năm Canh Tuất (1970), niên hiệu Cảnh Trị năm thứ 8 – Vua Lê Huyền Tông, khi đó cụ 30 tuổi. Cụ làm quan được thăng chức Công bộ Thượng thư - tước Thi Khánh bá. Cụ Hoàng Công Trí mất ngày 14 tháng 4 (Âm lịch).

Cụ Hoàng Công Trí nổi tiếng văn hay chữ tốt. Lê Trọng Thứ rất siêng năng công việc đồng thời cũng rất chịu khó học lỏm, chỉ đợi lúc Thấy đi vắng là mở sách ra xem trộm. Có lần, còn xem sách của học trò để chấm bào cho Thầy. Cụ Nghè khả nghi không biết trò nào nghịch ngọm lại thông minh đến thế?. Cụ nghi cho Lê Trọng Thứ và cụ thử: Một hôm, cụ nói với Lê Trọng Thứ: "Hôm nay, Thầy có việc phải đi chơi xa, Ta giao toàn bộ nhà cửa, sách vở cho Ngươi. Ngươi có trách nhiệm trông nom giữ gìn giúp ta" . Nói vậy, chứ cụ Nghè chỉ đi loanh quanh một lúc rồi về. Nhìn vào trong nhà thấy Lê Trọng Thứ ngồi rất chững chạc, oai phong như một ông Thầy giỏi. Thầy Nghè bước vào, Lê Trọng THứ sợ hãi vội vàng quỳ xuống lậy và xin lỗi Thầy, rồi kể về hoàn cảnh gia đình, vợ con cho Thầy nghe. Nghe xong, Thầy nói: "Thầy thứ lỗi cho con, kể từ nay trở đi con không phải làm lao công nữa mà tiếp tục học như các trò khác, đồng thời làm trợ giảng và tham gia chấm bài cho Thầy". Thời gian không lâu để cụ Nghè thấy mình không còn đủ văn chương để dậy cho Lê Trọng Thứ và cũng lấy làm tiếc rằng mình không còn con gái nào để gả cho người học trò giỏi Lê Trọng Thứx. Cụ Nghè nghĩ ra một cách là viết một phong thư giao cho Lê Trọng Thứ mang lên Kinh đô đưa cho con rể mình là Tiến sỹ Trương Minh Lượng. Nhận được thư và biết ý định của bố vợ, Trương Minh Lượng bàn với vợ là bà Hoàng Thị Huệ cho Lê Trọng Thứ ở lại ăn học ở Kinh đô.

Lại nói về Trương Minh Lượng. Tổ tiên ông vốn là họ Phạm, quê Hải Dương. Vì hoàn cảnh nhà nghèo phải tha phương cầu thực đến cư ngư ở làng Ngô Thượng – xã Tiên Nội - huyện Duyên Tiên - tỉnh Hà Nam. Nhà Trương Minh Lượng ở gần đường, thường xuyên có Thy địa lý đi qua xin nghỉ trọ. Trương Minh Lượng nhận lời và mời khách vào nhà. Vì nhà nghèo, trời lại tối không mua được gì tiếp khách, cụ Ông bà với cụ Bà bắt con gà mái đang đẻ để tiếp khách. Biết Trương Minh Lượng là nhà nghèo, nhưng hiếu khách, có phúc hậu, sáng hôm sau Thầy địa lý bảo gia đình hãy về quê mang hài cốt của Cha đến để Thầy địa lý táng vào nơi đất tốt, sau này con cháu phát đạt, hiển vinh.

Trương Minh Lượng sinh năm Đinh Mùi (1667), từ phátg tích đắc của mả ông Nội, đỗ Hương cống năm 20 tuổi. Trương Minh Lượng ham mê cờ bạc, bị thua bạc phải cầm cố hết ruộng đất, phải đi làm thuê để kiếm sống. Năm 34 tuổi, ông làm thuê cho một lò đất khoán đắp đê sông Hồng phòng lụt. Tháng 3 năm Canh Thìn (1700), niên hiệu Chính Hoà 21 – Lê Hy Tông, Trương Minh Lượng thi đỗ đệ tam Tiến sỹ (năm đó có tất cả 19 người đỗ )

Trong thời gian làm quan trong Tiều, Trương Minh Lượng được phong Hoàng tín Đại phu, sau này lại được phong Tước Công bộ Tả Thị lang Hoàng Công Hầu. Khi ông mất được vua phong Dục Bảo Trung Hưng Chi thần, lại gia phong Đoan Túc Tôn thần. Trương Minh Lượng có 2 bà vợ và 4 bà thiếp. Vợ thứ 2 của Trương Minh Lượng là Bà Hoàng Thị Huệ, con gái cụ Nghè Hoàng Công Trí, sinh ra bà Trương Thị Ích, sau này lấy Lê Trọng Thứ. Trương Minh Lượng mất ngày 24 tháng 2 (Âm lịch).

Năm Kỷ Hợi (1719), Lê Trọng Thứ lên Thăng Long theo học Thầy Vũ Thạch. Ở Thăng Long Lê Trọng Thứ rất nổi tiếng về tài thơ văn.

Năm Canh Tý (1720), Lê Trọng Thứ thi đỗ cử nhân, rồi được vào học tại Quốc Tử Giám.

Năm Quý Mão (1723), Lê Trọng Thứ thi đỗ Tiến sỹ, năm đó Ngài 31 tuổi. Do tài học giỏi, văn hay, chữ tốt Lê Trọng Thứ đã được Trương Minh Lượng gả con gái thứ 3 là Trương Thị Ích cho.

Năm Ất Tỵ (1725), Lê Trọng Thứ 32 tuổi, Ngài cùng vợ về làng Khả Duy để lễ Nữ Thần giữ huyệt Thần đồng để Thần đồng vào nhập đầu thai và thăm nơi thờ Thánh sống của Người.

Ngày 05 tháng 7 năm Bính Ngọ (1726), Bà Trương Thị Ích sinh con trai đầu lòng Lê Quý Đôn.

Sau khi đỗ Tiến sỹ ít lâu, Lê Trọng Thứ được vua Lê Cảnh Hưng và chúa Trịnh thăng chức Cấp sự Trung Bộ hình, sau thăng chức Chi công biên (Chức quan Bộ công ở bên phủ chúa Trịnh)

Do tính khẳng khái, sống thanh đạm nên Lê Trọng Thứ không được lòng bọn quyền quý, xu nịnh. Ban bè lúc này ở trong Triều cũng ít, trong số bạn thân có Bùi Sỹ Lâm và Vũ Công Chấn, thì Bùi Sỹ Lâm bị cách chức về quê.

Năm Nhân Tý (1732), Lê Trọng Thứ đang giữ chức giám sát Ngự sử ở Hải Dương, dâng Khải bầy tỏ 6 điểm về thời cuộc. Đại ý khuyên can vua Lê, chúa Trịnh. Trịnh Giang và bọn Đại Thần ghét Ngài. Rốt cuộc, Ngài cũng bị giáng chức như Bùi Sỹ Lâm. Sau khi bị giáng chức, Lê Trọng Thứ mang con là Lê Quý Đôn 6 tuổi, từ biệt ông ngoại Trương Minh Lượng ở Thăng Long về quê là làng Phú Hiếu – Duyên Hà – Thái Bình mở trường dậy học, sinh sống.

Một ngày đầu tháng Giêng năm Canh Thân (1740), Trịnh Doanh lên ngôi Chúa, ban tờ Dụ 16 điều. Trong đó có việc xem xét lại danh sách những quan chức không có tội bị truất giáng oan, nay cho khôi phục lại chức tước để cất nhắc hiền tài. Trong số đó có Bùi Sỹ Lâm và Lê Trọng Thứ được chiếu chỉ về ngay Kinh để làm việc. Vua Lê Cảnh Hưng và chúa Trịnh Doanh thăng chức cho Lê Trọng Thứ Nhập thị Bồi tụng Tả Chính ngôn, sau thăng chức Thiên Đô Ngự sử, rồi Đông các Hiệu thư và được phong tước Bá. Ngài còn dược vua Lê chúa Trịnh tặng bốn chữ thêu trên lụa.

LẪM LẪM, ANH PHONG

(Phong độ, anh hùng, lẫm liệt)

Cùng trong năm đó, Ngài về làng Khả Duy cho xây dựng đình làng. Niên hiệu còn ghi ở góc đình làng là năm Canh Thân - Nhị nguyệt - Nhị thập lục nhật (Tức 26 tháng 2 năm 1740).
 
 Trong thời gian làm việc trong Triều, Trần Hiền bị Trần Cảnh thù đã tâu với chúa Trịnh. Trần Hiền bị cách chức về quê. Lê Trọng Thứ dâng biểu minh oan cho Trần Hiền, liền bị Trần Cảnh tìm cách bãi chức Đông các Hiệu thư của Lê Trọng Thứ.
 
 Năm Nhâm Tuất (1772), Lê Trọng Thứ bị đầy đi giữ chức Giám sát miền Đông. Vì phải chịu tang Mẹ, Lê Trọng Thứ xin cáo quan về làng.
 
 Năm Ất Sửu (1745), Lê Trọng Thứ sau khi hết tang Mẹ, Ngài được phục chức. Vua Lê, chúa Trịnh bổ nhiệm Lê Trọng Thứ giữ chức Hiến sát xứ chấn Kinh Bắc, sau đó được triệu về Kinh đô thăng chức Thái Bảo và phong tước Quận công.
 
 Năm Nhâm Thân (1752), Lê Quý Đôn, con trái cả Lê Trọng Thứ thi đỗ Bảng Nhỡn. Nhân sự việc này, trong một buổi thiết Triều vua Lê Cảnh Hưng đã bàn lời khen ngợi : "Cha con Ngươi thực làm vẻ vang cho sông núi nước Nam, hãy cố gắng hơn nữa để khỏi phụ lòng xã tắc". Lê Trọng Thứ lại đựơc phong chức Đông các Đại học sỹ, phong chức Phó đô Ngự sử và tước Đại quốc Chính sự. Trong thời gian Lê Trọng Thứ và con trai Lê Quý Đôn làm việc trong Triều có dinh thự tại phường Bích Câu – Hà Nội. Năm Kỷ Mão (1759), Ngài 66 tuổi đang giữ chức Phó đô Ngự sử, dâng Khải xin nghỉ hưu. Lúc đầu Trịnh Doanh không nghe. Lê Trọng Thứ khẩn khoản mãi Trinh Doanh mới đồng ý. Khi về nghỉ Ngài được vua Lê Cảnh Hưng và chúa Trịnh thăng chức Hữu Thị lang Bộ hộ, tặng tước Diêm Phương Bá và được Trịnh Doanh tặng bốn chữ lớn thêu vào tấm lụa hồng:
 
 Chất trực, cảm ngô
 
 (Chất phát, trung trực, giám nói)
 
 Ngày tiễn đưa Lê Trọng Thứ về hưu, có nhiều quan chức trong Triều cùng đến dự. Lê Quý Đôn đã làm bài thơ mừng Bố, trong đó có câu.
 
 …. Vó ngựa hoàng hoa sắp chuyến đi
 
 Lại mừng áo gấm đón Cha về….
 
 Trong thời gian Lê Quý Đôn đang làm quan ở Châu Ô (là Phó sứ đang ở Trung Quốc), Lê Trọng Thứ đã viết bài thơ nôm gửi cho con, trong đó có đoạn
 
 …Tuổi già năm nay răng tóc kém
 
 Trung thành cẩn thận nhắc con ghi,
 
 Châu ô của cải chớ có lấy
 
 Cốt được bình an, hai chữ về…
 
 Năm Canh Thìn (1760), Lê Trọng Thứ 67 tuổi được mời ra làm quan lần thứ 2. Vua Lê Cảnh Hưng và chúa Trịnh Doanh phong cho Bồi Tụng Tả Chính ngôn; thăng chức Tả Chính Ngôn, thăng chức Phó đô Ngự sử.
 
 Năm Ất Dậu (1765), Lê Trọng Thứ 72 tuổi. Ngài về làng Khả Duy – xã Mộc Bắc - huyện Duy Tiên - tỉnh Hà Nam để cho dân làng tạc tượng Ngài. Theo truyền thuyết kể lại khi tạc tượng Ngài, dân làng dùng 72 viên gạch Bát Tràng tán nhỏ, trộn với bột giấy bản và sơn ta để tạc.
 
 Ít lâu sau, Ngài được vua Lê Cảnh Hưng và chúa Trịnh Sâm thăng chức Tả thị lang Bộ hình; Tả thị lang Bộ công; Hình Bộ Thượng Thư và tặng tước Diễn Phái hầu.
 
 Mặc dù Ngài bị một số quan lại dèm pha, đố kỵ như Đỗ Thế Giai, Hoàng Ngũ Phúc, nhưng Ngài vẫn được chúa Trịnh Doanh, Trịnh Sâm quý nể, trọng dụng.
 
 Năm Quý Tỵ (1773), Lê Trọng Thứ 80 tuổi, được giữ chức Hình Bộ Thựơng Thư. Ngài xin về nghỉ hưu lần thứ hai, được vua Lê Cảnh Hưng và chúa Trịnh Sâm tặng năm bốt bạc và tự tay Trịnh Sâm viết vào tấm lụa hồng bốn chữ lớn:
 
 Đặc huệ, hảo âm
 
 (Ân huệ đặc biệt, tiếng tăm tốt đẹp)
 
 Và các câu đối:
 
 Tiền Duy hiếu duy trung
 
 Hậu doãn văn doãn võ
 
 Xuân Mị bát tuần thiên hạ lão
 
 Cẩm toàn lưỡng độ thế gian tiên
 
 Bát thập tuế, tái hữu quan, thiên thiên hạ
 
 Trung quân, ái quốc, tái hưu quan
 
 Kính dâng trọng nghĩa, tiên thiên hạ
 
 Cùng nhiều câu đối khác của triều thần, văn võ bá quan. Nội dung các câu đối đều ca ngợi tinh thần yêu nước, thương dân của Ngài.
 
 Ngũ sắc vân hà thừa trạch viễn
 
 Cửu thiên vũ bộ mộc an trường
 
 Quốc phú dân an, song trí sỹ
 
 Văn Binh Tuấn lược lịch phù lê
 
 Vua Lê Cảnh Hưng và chúa Trịnh Sâm tặng tước Hành Phái Hầu và phong tước Phúc Thần Đại vương Kim Quốc. Tế tự tại Mộc Hoàn (Nay là thôn Khả Duy – xã Mộc Bắc - huyện Duy Tiên - tỉnh Hà Nam).
 
 Sau khi Ngài về hưu, thấy có việc gì cần góp phần can ngăn Triều ĐÌnh, Lê Trọng Thứ đều dân Khải lên Phủ chúa Trịnh. Những dịp Triều đình có khánh tiết Ngài đều được mời về Triều. Được gặp lại các quan văn võ đã nghỉ hưu như Uông Sỹ Đoan, Nguyễn Bá Lân, Nguyễn Huy Dậu… (Thuộc Hội Phượng Đình thành lập lục lão). Lê Trọng Thứ được tôn là Trưởng Lão.
 
 Ngày 26 tháng Giêng năm Quý Mão (1783), Lê Trọng Thứ qua đời, hưởng thọ 90 tuổi. Lăng mộ của Ngài được xây dựng tại Làng Phú Hiếu – xã Độc lập – Hưng Hà – Thái Bình.
 
 Được tin Lê Trọng Thứ qua đời, vua Lê Cảnh Hưng và chúa Trịnh Sâm vô cùng thương tiếc, đã ra lệnh bãi Triều cùng các quan về dự lễ tang Ngài.
 
 Trích bài điếu văn của vua Lê Cảnh Hưng, chúa Trịnh Sâm.
 
 … . Diễn Phái hầu Lê Trọng Thứ
 
 Vốn cao thượng hư hoa Lan
 
 Tấm thân vẹn toàn như ngọc bích
 
 Từ lúc làm quan đến lúc nghỉ hưu
 
 Không hề có vết, trước sau như một
 
 Trải bốn mươi năm giữ việc quan
 
 Đến tuổi tám mươi thì hưu hẳn
 
 Một nhà tiếng tăm vang dội
 
 Chín chục về chốn trời xa…
 :
 
 Trẫm nay nghĩ tới công lao trước của vị lão thần phò giúp bốn Triều, có nhiều nết trung thực
 
 Ôi! Công lao bất hủ, phúc để dài lâu.
 
 Kính vậy thay, nay nghĩ đến bậc nguyên lão của Triều đình,Triều thần đã đem ra bàn
 
 … Nên tặng chức Thái Bảo
 
 Gia phong tước Quận công
 
 Đặt tên thuỵ Trung Hiến
 
 Lại tặng tước Hà Quận Công
 
 Thượng trụ Quốc Thượng trật
 
 Gia phong tước Tuấn lược Đại vương
 
 Còn sống đức tiếng lừng sanh
 
 Lúc thác vạn thế oanh linh lưu truyền…
 
 Hàng năm cứ đến tháng Giêng, hai sáu
 
 Huý nhật Ngài con cháu nhớ ghi
 
 Đền thờ Ngài ở làng Khả Duy
 
 Tượng Ngài tạc sống uy nghi vẫn ngồi
 
 Hia gấm, mũ cánh chuồn tươi
 
 Ao vàng lỗng lẫy, Ngài ngồi trên ngai
 
 Ngày huý nhật khắp nơi tấp nập
 
 Chi Thái Bình, Chi cụ Đốc ra
 
 Thổ Hoàng chi cụ Thái vè
 
 Sáng ngày hai sáu thật là đông vui
 
 Cùng các cụ ở nơi Chi trưởng
 
 Từ các nơi hợp lại rất đông
 
 Mọi người đều rất bái sùng
 
 Vì Đức Thượng Đẳng oanh linh lưu truyền
 
 Nơi đất tổ "Lê tướng công cố trạch"
 
 Chốn "Địa linh, nhân kiệt" quê ta
 
 Nơi chôn rau, cắt rốn khi xưa
 
 Là nơi yên giấc ngàn thu của Ngài
 
 Con cháu đã tạc tượng Ngài
 
 Theo mẫu tượng Cụ ở đền Khả Duy
 
 Nghinh cụ lên khám ưy nghi
 
 Cháu, con toại nguyện ước mơ bao ngày
 
 Lăng, mộ Cụ ngày nay đã khác,
 
 Tọa uy nghi, lối thẳng tắp vào
 
 Muôn đời con cháu mai sau,
 
 Nguyện thề hương khối tiếp nhau đời đời./.
 
  
 
 Cụ Lê Quý Đôn : Bảng nhỡn
 
 Cụ Lê Quý Thái: Tham Tri
 
 Cụ Lê Quý Hằng: Đốc Đồng
 
 Cụ Lê Trọng Quản: Hiến Phó
 
 Cụ Lê trọng Tiến: Tri Phủ
 
 Cụ Lê Quý Tự: Trọng Huy Công
 
 Cụ Lê Quý Bằng: Thất Lam Công
 
 Cụ Lê Quý Ngọc: Mậu Lâm công
 
  
Lê Quý Văn, Đời 10, Chi Cụ Hằng

Biên soạn theo các tư liệu của Họ tộc,
 
Hải Dương, 2008



 Các tin khác
 
Yahoo Chat: Trợ lý
Yahoo Chat: Quan tri
Yahoo Chat: Trợ Lý
Skype Call: Hỗ trợ